Lẩu mắm miền Tây là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng đất miền Tây Nam Bộ trù phú, dồi dào cá, tôm. Với hương vị đậm đà kết hợp với mùi thơm đặc trưng của mắm, lẩu mắm đã trở thành một món ăn được nhiều người ưa chuộng. Trong bài viết này, Tour Bốn Phương sẽ cùng bạn khám phá cách nấu lẩu mắm miền Tây thơm ngon chuẩn vị nhé!
Lẩu mắm miền Tây mang hương vị dân dã (Ảnh sưu tầm)
Để nấu được một nồi lẩu mắm miền Tây thơm ngon, chuẩn vị, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
Caption
Trước khi tiến hành nấu lẩu mắm miền Tây, bạn cần phải sơ chế các nguyên liệu để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nước lẩu mắm miền Tây có màu nâu đặc trưng (Ảnh sưu tầm)
Để có được nước lẩu mắm miền Tây thơm ngon, bạn cần phải nấu nước lẩu đúng cách. Bạn có thể nấu theo các bước sau:
-Đầu tiên, đun sôi một nồi nước khoảng 2 lít, cho xương heo vào hầm để lấy nước dùng.
-Trong khi hầm xương, bạn pha mắm cá với một ít nước lọc, khuấy đều cho mắm tan.
-Kế tiếp, bạn cần phi thơm hành, tỏi và sả trong nồi khác, sau đó cho mắm cá đã pha vào xào cho đến khi mắm chín và dậy mùi thơm.
-Sau đó, bạn cho nước dùng xương heo vào nồi nước mắm và đun sôi.
-Cuối cùng, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Khi nước lẩu đã sôi, bạn có thể thêm hải sản và rau vào là hoàn thiện món ăn. Để món lẩu ngon hơn,khi nước lẩu sôi, bạn cho hải sản vào trước. Chờ tôm, mực, cá chín, nghêu, sò mở miệng rồi mới cho rau vào sau. Lưu ý đừng nấu quá lâu để rau không bị nhừ và giữ được độ tươi của hải sản.
Khi rau đã chín, bạn có thể tắt bếp và dọn món ăn ra bàn thưởng thức.
Lẩu mắm miền Tây có hương vị đặc trưng với mùi hương của mắm nên khá kén người ăn nhưng ai đã ăn được thì sẽ nhớ mãi không quên. Đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa hương vị đậm đà của mắm cá và vị ngọt của hải sản tươi sống. Điều này tạo nên một món ăn vô cùng độc đáo, lấy lòng biết bao thực khách khó tính
Hương vị lẩu mắm miền Tây kén người ăn nhưng ai ăn được sẽ nhớ mãi (Ảnh sưu tầm)
Ngoài ra, lẩu mắm miền Tây còn có vị chua ngọt đặc trưng, được tạo nên từ sự kết hợp của mắm cá, đường và nước mắm. Đây cũng là điểm nhấn quan trọng tạo nên sự hấp dẫn cho món ăn này.
Cuối cùng, hương vị của lẩu mắm miền Tây sẽ không hoàn thiện nếu không có các loại rau ăn kèm như bông súng, rau muống, rau đắng, cọng rau dừa… Những loại rau này không chỉ tăng thêm hương vị cho món ăn mà còn giúp cân bằng hương vị chua ngọt của nước lẩu.
Với cách nấu lẩu mắm miền Tây khá đơn giản và nguyên liệu dễ tìm, bạn đã có thể tự tay nấu một nồi lẩu thơm ngon chuẩn vị. Còn chần chừ gì mà không thử trổ tài món lẩu thơm ngon này này để thưởng thức hương vị đặc trưng của miền Tây Nam Bộ.
Đồng Tháp tại khu vực Gáo Giồng nơi có rất nhiều cây tràm, trúc và đây cũng là nơi trú
Cần Thơ được mệnh danh là đất Tây Đô (kinh đô của miền Tây) là một trong những thủ phủ
Miền Tây nổi tiếng với nguồn tài nguyên thiên nhiên và sản vật trù phú mà đồng bằng sông Cửu
Cá linh là một trong những sản vật quý giá mà mùa nước nổi mang đến cho vùng đất Nam
Miền Tây từ lâu đã nổi tiếng bởi nền ẩm thực phong phú với những món đặc sản độc lạ.
Đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình văn hóa nghệ thuật tiêu biểu của dân tộc Việt Nam,
GIẤY PHÉP KINH DOANH: 0313049973 do Sở Kế hoạch đầu tư TP HCM cấp.
Giấy phép kinh doanh lữ hành: 79-1953/2024/TCDL-GP LHQT
Copyright © 2020 Tour Bốn Phương. All rights reserved.