Chợ nổi là nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó chợ nổi Cái Răng Cần Thơ là khu chợ nổi lớn nhất, được tạp chí Anh Quốc bình chọn là 1 trong 10 khu chợ ấn tượng nhất thế giới. Hãy cùng Tour Bốn Phương đi tìm hiểu loại hình chợ độc đáo này bạn nhé.
Di chuyển đến chợ nổi Cái Răng Cần Thơ bằng thuyền máy (Ảnh sưu tầm)
Chợ nổi Cái Răng họp trên một nhánh của sông Hậu, chảy qua quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6km. Nếu du khách đi đến chợ nổi Cái Răng bằng đường bộ sẽ mất khoảng 15 phút và sẽ mất 30 phút nếu đi thuyền từ bến Ninh Kiều.
Du khách chọn đường bộ có thể đi dọc theo con đường Võ Tánh đến Kênh Ba Láng hướng về huyện Phong Điền. Nhưng phần lớn du khách sẽ tham quan chợ nổi Cái Răng bằng thuyền để có thể cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp vùng sông nước.
Trong quá trình ngồi thuyền từ bến Ninh Kiều đến chợ nổi Cái Răng, du khách sẽ có cơ hội hiểu thêm về cuộc sống lênh đênh sông nước của người dân thương hồ khi ngắm nhìn cảnh đẹp hai bên bờ và cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây.
Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ hình thành từ lâu (Ảnh sưu tầm)
Cũng như bao khu chợ nổi khác ở miền Tây, đến nay vẫn chưa có tài liệu nào lưu lại thời gian hình thành chợ nổi Cái Răng. Bởi lẽ chợ nổi trên sông là những khu chợ tự phát, gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân nên cũng không ai biết chợ bắt đầu họp lần đầu tiên vào năm nào.
Theo một số nghiên cứu thì chợ nổi Cái Răng được hình thành vào những năm đầu thế kỷ 20. Chợ ra đời là do nhu cầu thiết yếu của người dân thương hồ khi cuộc sống hàng ngày đều gắn liền với địa hình sông nước.
1.3. Nguồn gốc tên gọi Cái Răng
Có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc tên gọi vừa hay vừa lạ của chợ. Theo người dân ở Cần Thơ, tên gọi “Cái Răng” bắt nguồn từ một câu chuyện diễn ra vào thời khai hoang, lập ấp, khi đất đai còn hoang sơ và còn nhiều thú dữ đe dọa cuộc sống người dân. Chuyện kể về cuộc chiến của người dân trong làng và một con cá sấu thân hình to lớn thích xem hát tuồng. Khi con cá sấu chết, răng nó trôi đến vùng đất này nên người ta dùng tên “Cái Răng” để đặt tên cho chợ nổi.
Tuy nhiên, theo cái nhìn của các nhà nghiên cứu thì tên gọi “Cái Răng” có nguồn gốc từ chữ “karan” trong tiếng Khmer có nghĩa là “ông táo”. Thời xưa, người Khmer thường bán rất nhiều karan ở khu vực chợ nổi này. Do đó, thời gian dần trôi, lâu dần người Việt đã phát âm “karan” thành “cà ràng” rồi thành “Cái Răng” như ngày nay.
Chợ nổi Cái Răng buôn bán tấp nập vào buổi sáng (Ảnh sưu tầm)
Chợ nổi Cái Răng họp chợ từ rất sớm, khi mặt trời còn lờ mờ mặt sông, hàng trăm chiếc ghe thuyền từ khắp các ngả sông đã rộn ràng kéo về chợ nổi. Thời gian đi du lịch chợ nổi Cái Răng lý tưởng nhất là từ 5 – 8 giờ sáng vì đây là lúc chợ tấp nập nhất.
Đặc biệt nếu bạn muốn khám phá những món đặc sản đặc biệt chỉ có miền Tây mới có thì bạn nên đến vào khoảng tháng 8 – 11. Vì khoảng thời gian này chính là lúc miền Tây đón mùa lũ hay còn gọi mùa nước nổi về.
Chợ nổi nằm trên trục đường thủy lợi sông Cần Thơ, kênh Xáng Xà No nên rất thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán với các tỉnh lân cận và cả vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Hàng hóa buôn bán ở chợ nổi Cái Răng vô cùng đa dạng (Ảnh sưu tầm)
Đây cũng là lý do chợ nổi Cái Răng có quy mô lớn và sầm uất hơn so với các chợ nổi trong vùng. Hàng hóa ở chợ nổi Cái Răng rất đa dạng hầu như không thiếu bất cứ mặt hàng nào. Sản phẩm chủ yếu là các loại hoa quả trái cây đặc sản của vùng sông nước đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra chợ còn có hàng thủ công, hàng nhu yếu phẩm cho đến dịch vụ đồ ăn, thức uống, cà phê…
Ngoài ra chợ còn có hàng thủ công, hàng nhu yếu phẩm cho đến dịch vụ đồ ăn, thức uống, cà phê…Đặc biệt trong những ngày cuối năm, chợ nổi Cái Răng càng thêm nổi bật khi khoác lên mình chiếc áo mới từ những ghe bán hoa rực rỡ.
Khi đến các chợ nổi Cái Răng nói riêng và chợ nổi vùng Tây Nam Bộ nói chung, du khách sẽ trông thấy hầu hết các ghe đều cắm một vài cây sào treo các loại nông sản trước mũi tàu. Đó là cây bẹo – một nét đặc trưng trong cách quảng cáo chào hàng của chợ nổi ở miền Tây.
Cách chào hàng bằng cây bẹo chỉ có ở chợ nổi (Ảnh sưu tầm)
Người bán sẽ dùng một cây sào chống ngay trước mũi xuồng, ghe của mình rồi treo lên những nông sản mà ghe của họ bán để người mua có thể nhìn thấy từ xa. Chẳng hạn như ghe bán cam thì trên cây bẹo sẽ được treo vài quả cam, bán xoài thì treo vài trái xoài, bán chuối thì treo nải chuối, bán mía thì dựng lên bó mía…
Chợ họp trên sông, nên muốn mua hàng và tham quan du khách phải ngồi trên những chiếc xuồng. Đến chợ quý khách vừa được thả hồn tận hưởng những làn gió mát và các món ăn dân dã mang đậm chất Nam Bộ.
Mặc dù là buôn bán trên sông nhưng các loại nguyên liệu vẫn được chuẩn bị đa dạng và đầy đủ không kém như ở trên bờ. Thực đơn đồ uống cũng rất đa dạng như: sữa đậu nành, cà phê sữa, nước dừa…. chỉ với mức giá thành hợp lý bình dân.
Thưởng thức bữa sáng trên sông tại chợ nổi Cái Răng Cần Thơ (Ảnh sưu tầm)
Các món ăn trên chợ nổi Cái Răng cũng rất bình dị, mộc mạc nhưng vẫn giữa nguyên được cái hồn của văn hoá ẩm thực miền Tây mà suốt hàng trăm năm qua vẫn không bị mai một.
Ngoài ra, khi dạo quanh chợ bạn sẽ thấy nhiều ghe chất đầy trái cây hấp dẫn như xoài, sầu riêng, dưa hấu, măng cụt…Xuôi ngược trên dòng sông. Đừng quên mua một ít trái cây đặc trưng vùng sông nước về làm quà bạn nhé.
Để chuyến tham quan chợ nổi Cái Răng có thể diễn ra suôn sẻ, bạn cần chú ý những điều sau:
Thông qua bài viết trên, Tour Bốn Phương đã chia sẻ một số thông tin bổ ích về kinh nghiệm du lịch chợ nổi Cái Răng Cần Thơ. Nếu bạn muốn đi du lịch chợ nổi Cái Răng hãy tham khảo Tour miền Tây 2 ngày 1 đêm do Tour Bốn Phương tổ chức hoặc liên hệ hotline: 0938.003.667 (Mr. Hùng) để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhé.
Đồng Tháp tại khu vực Gáo Giồng nơi có rất nhiều cây tràm, trúc và đây cũng là nơi trú
Cần Thơ được mệnh danh là đất Tây Đô (kinh đô của miền Tây) là một trong những thủ phủ
Miền Tây nổi tiếng với nguồn tài nguyên thiên nhiên và sản vật trù phú mà đồng bằng sông Cửu
Cá linh là một trong những sản vật quý giá mà mùa nước nổi mang đến cho vùng đất Nam
Miền Tây từ lâu đã nổi tiếng bởi nền ẩm thực phong phú với những món đặc sản độc lạ.
Lẩu mắm miền Tây là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng đất miền Tây Nam
GIẤY PHÉP KINH DOANH: 0313049973 do Sở Kế hoạch đầu tư TP HCM cấp.
Giấy phép kinh doanh lữ hành: 79-1953/2024/TCDL-GP LHQT
Copyright © 2020 Tour Bốn Phương. All rights reserved.