Nhà thờ Cha Diệp Bạc Liêu là một trong những địa điểm hành hương nổi tiếng nhất ở miền Tây, thu hút hàng nghìn tín đồ công giáo và du khách mọi miền đất nước đến hành hương mỗi năm. Hãy cùng Tour Bốn Phương khám phá những nét độc đáo và những câu chuyện đằng sau nhà thờ nổi tiếng này nhé.
Nhà thờ Cha Diệp (Ảnh sưu tầm)
Nhà thờ Cha Diệp tọa lạc trên đường quốc lộ 1A, thuộc ấp 2, xã Tân Long, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, cách trung tâm thành phố Bạc Liêu 37km và chỉ cách Cà Mau 20km nên nhà thờ thường bị nhầm là nằm ở tỉnh Cà Mau. Vì nằm ngay trên đường quốc lộ 1A, trục giao thông chính của tỉnh Bạc Liêu, nên nhiều du khách dù ban đầu không có ý định đến nhà thờ vẫn dừng chân ghé vào tham quan vì sự đồ sộ và uy nghiêm bên ngoài của nhà thờ
– Đi bằng xe máy: Du khách di chuyển bằng xe máy có thể đến nhà thờ theo 2 hướng. Đầu tiên là đi theo hướng từ Bạc Liêu đến thị trấn Gia Rai, sau đó đi qua cầu Hộ Phòng sẽ thấy nhà thờ, hoặc là chạy đến Cà Mau sau đó vòng ngược lại về hướng nhà thờ.
– Đi bằng xe khách: Du khách đi bằng xe khách có thể đón xe từ bến xe miền Tây đi đến Cà Mau, sẽ mất khoảng 8 – 9 tiếng đi từ Sài Gòn đến Cà Mau và giá vé xe khách chỉ từ 200.000 đến 350.000 VNĐ/lượt. Trước cửa nhà thờ có trạm dừng chân nên rất thuận tiện cho du khách khi chọn đi bằng xe khách
– Đi bằng máy bay: Du khách ở xa có thể di chuyển bằng máy bay đến Cà Mau sau đó thuê xe đến nhà thờ Cha Diệp.
Nhà thờ Cha Diệp Bạc Liêu là một trong những nhà thờ đẹp nhất ở miền Tây với lối kiến trúc độc đáo của nhà thờ công giáo, là biểu tượng du lịch của thành phố Bạc Liêu.
Nhà thờ Cha Diệp là biểu tượng của đạo Công Giáo (Ảnh sưu tầm)
Ngoài việc chiêm ngưỡng kiến trúc và cầu nguyện những điều tốt lành, khách hành hương ghé thăm nhà thờ Cha Diệp còn viếng thăm mộ phần linh mục Trương Bửu Diệp – vị linh mục dũng cảm đã hi sinh cùng nhiều giáo dân để bảo vệ người dân.
Nhiều người truyền tai nhau rằng, nhiều trường hợp cầu nguyện ở nhà thờ Cha Diệp đã được như ý nguyện. Chính vì thế, khách hành hương dù có theo đạo công giáo hay không đều đến nhà thờ cầu nguyện ngày càng đông và nhà thờ Cha Diệp đã trở thành điểm du lịch tâm linh thu hút nhất ở Bạc Liêu.
3.1. Nguồn gốc tên gọi Tắc Sậy
Tắc Sậy là tên gọi khác của nhà thờ Cha Diệp. Tên gọi này bắt nguồn từ việc cây lau sậy mọc um tùm ở khu vực xung quanh nhà thờ và có một con đường tắt dẫn đến nhà thờ nên gọi là “tắt sậy”. Theo phương ngữ của miền Nam gọi là “Tắc Sậy” nên nhà thờ còn được gọi là nhà thờ Tắc Sậy
3.2. Lịch sử xây dựng nhà thờ Cha Diệp
Thuở ban đầu, nhà thờ Cha Diệp Bạc Liêu là một nhánh nhỏ của họ đạo Bạc Liêu. Theo người dân địa phương kể lại, ngày xưa cha Jules DUCQUET – một vị linh mục người Pháp đã đến nơi này truyền đạo, sau đó ông đã thành lập nên 4 họ đạo ở các tỉnh miền Tây, bao gồm họ đạo ở Bạc Liêu.
Nhà thờ Cha Diệp ngày nay (Ảnh sưu tầm)
Vào năm 1925, nhà thờ Cha Diệp chính thức được thành lập và cha xứ đầu tiên của nhà thờ là cha Phaolô Trần Minh Kính. Cha Kính tiếp quản nhà thờ từ tháng 8 năm 1926, đến tháng 3 năm 1930 thì cha Phanxico Trương Bửu Diệp đến thay cha Kính. Trong thời gian tiếp quản nhà thờ, Cha Diệp đã đổi vị trí khu vực chính từ trong ra bên ngoài mặt tiền như hiện tại.
Trải qua một quãng thời gian dài với nhiều chiến tranh và biến cố, nhà thơ đã bị ảnh hưởng không ít, cơ sở vật chất nhiều nơi bị xuống cấp và hư hại. Sau đó, nhờ sự đóng góp của người dân và tín đồ Công giáo, nhà thờ đã được xây dựng lại khang trang hơn và trở thành nơi hành hương nổi tiếng ở vùng đất Bạc Liêu và Cà Mau.
Ngoài yếu tố tâm linh, nhà thờ Cha Diệp Cần Thơ còn thu hút khách hành hương bởi lối kiến trúc độc đáo và khác biệt của nhà thờ Công giáo với hai màu xanh – trắng hiện đại.
Kiến trúc bên trong nhà thờ Cha Diệp (Ảnh sưu tầm)
Nhà thờ gồm 3 tầng chính: tầng trệt, tầng 2 và tầng 3. Trong đó, tầng trệt được bố trí thành nơi nghỉ ngơi, trong khi đó tầng 2 với phần tiền sảnh thoáng đãng và tầng 3 là khu vực Thánh đường, nơi để dâng Thánh Lễ. Điểm đặc biệt của nhà thờ là dù được xây theo lối kiến trúc Á Đông nhưng vẫn giữ được những nét kiến trúc mang đậm màu sắc Việt Nam. Nhìn từ xa, nhà thờ như một ngôi đền cổ ở làng quê Việt Nam ngày xưa pha lẫn một vài chi tiết hiện đại đổi mới.
Nằm cùng khuôn viên của nhà thờ Cha Diệp còn có công trình nhà mồ Cha Diệp. Nhìn tổng quan, nhà mồ Cha Diệp được xây dựng theo kiến trúc cổ điển của phương Đông với màu chủ đạo là màu xanh trời, tạo cảm giác yên bình, mát mẻ và tươi sáng.
Công trình nhà mồ Cha Diệp (Ảnh sưu tầm)
Nhà mồ Cha Diệp có ba tòa nhà lớn gồm một tòa chính và hai tòa phụ. Tòa chính nằm ở giữa hai tòa phụ, được xây cao hơn và xây theo kiến trúc ba mái thời xưa, nhìn bên ngoài giống như những ngôi đền, đình làng ngày trước.
Phần mái cong theo dáng hình mũi hài kết hợp với mái ngói và những mảng tường đỏ tạo thành điểm nhấn mang đậm phong cách Á Đông. Bên trên được trang trí họa tiết chim lạc mang hàm ý khát khao chinh phục mây xanh và niềm hy vọng về một ngày mai tươi sáng. Nóc tòa chính có điểm nhấn là cây Thập giá và bên dưới là mặt đồng hồ lớn – nét kiến trúc thường thấy ở những nhà thờ Công giáo lớn như nhà thờ Đức Bà,…
Tòa bên phụ phải đặt tượng Đức Mẹ và tòa phụ bên trái là tượng thánh Phêrô, đằng sau là mảng tường sơn màu màu vàng được khảm tinh tế.
Cổng nhà mồ Cha Diệp được thiết kế theo kiến trúc cổng Tam quan cùng dòng chữ “Nơi an nghỉ Cha F.X.Trương Bửu Diệp, hai bên cổng nhỏ có thánh giá. Bên dưới hai cổng nhỏ được đặt hai bức tượng Thiên Sứ nổi bật.
Tượng cha Trương Bửu Diệp (Ảnh sưu tầm)
Cha Diệp có tên đầy đủ là Trương Bửu Diệp, sinh năm 1897, quê quán tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ông có một tuổi thơ cực khổ khi mồ côi mẹ khi chỉ vừa lên 7. Sau những năm tháng khó khăn, ông cùng gia đình di cư sang Campuchia sinh sống
Năm 1924, ông chính thức được phong làm linh mục tại Đại chủng viện Nam Vang. Đến 3/1930, ông quay về Việt Nam và nhận làm linh mục tại họ đạo Tắc Sậy. Trong thời gian làm linh mục tại đây, ông đã cống hiến hết mình, góp công thành lập thêm nhiều họ đạo ở khu vực lân cận như: An Hải, Cam Bô, Bà Đốc,…
Ngày nay, có nhiều giai thoại về sự hi sinh của Cha Diệp. Tuy có nhiều thông tin khác nhau về cái chết của linh mục Trương Bửu Diệp, nhưng tất cả đều có một điểm chung là nói lên sự dũng cảm, dám hy sinh bản thân để bảo vệ người khác của Cha Diệp.
Trong khoảng thời gian nhận sở nhiệm tại nhà thờ Tắc Sậy, người dây nơi đây vô cùng yêu quý Cha bởi sự tận tụy và hết lòng yêu thương tín đồ của ông. Vào những năm Pháp thuộc, khi tình hình chính trị ngày càng căng thẳng và nhiều biến cố lớn xảy ra.
Cha Diệp đã chọn ở lại cùng đồng hành cùng giáo dân đi đọc kinh và giúp đỡ những người gặp ốm đau, hoạn nạn. Vào ngày 12/3/1946, Cha Diệp đã bị bắt giết chết cùng 70 người giáo dân khác.
Sau khi Cha hy sinh, người dân Bạc Liêu đã chôn ở cha ở nhà thờ Khúc Tréo và năm 1969 thi hài Cha được đưa về an táng ở nhà thờ Tắc Sậy.
Du khách khi đến cầu nguyện tại nhà thờ Cha Diệp Bạc Liêu cần chú ý một số điều sau:
– Vì nhà thờ Cha Diệp có nhiều giáo dân và khách hành hương đến cầu nguyện nên du khách khi tham quan nên mặc quần áo kín đáo và lịch sự để thể hiện sự tôn trọng địa điểm linh thiên này.
– Vì khách hành hương rất đông nên trong quá trình viếng Cha Diệp cần hạn chế gây ồn.
Qua bài viết trên, Tour Bốn Phương đã tổng hợp một vài thông tin về nhà thờ Cha Diệp Bạc Liêu để quý khách có thể tham khảo và lựa chọn ghé thăm. Để trải nghiệm không khí trang nghiêm cùng với những khám phá thú vị này thì Quý khách có thể liên hệ đến Tour Bốn Phương theo hotline: 0938.003.667. Chúng tôi hân hạnh được phục vụ các bạn bằng một tour du lịch chất lượng nhất.
Đồng Tháp tại khu vực Gáo Giồng nơi có rất nhiều cây tràm, trúc và đây cũng là nơi trú
Cần Thơ được mệnh danh là đất Tây Đô (kinh đô của miền Tây) là một trong những thủ phủ
Miền Tây nổi tiếng với nguồn tài nguyên thiên nhiên và sản vật trù phú mà đồng bằng sông Cửu
Cá linh là một trong những sản vật quý giá mà mùa nước nổi mang đến cho vùng đất Nam
Miền Tây từ lâu đã nổi tiếng bởi nền ẩm thực phong phú với những món đặc sản độc lạ.
Lẩu mắm miền Tây là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng đất miền Tây Nam
GIẤY PHÉP KINH DOANH: 0313049973 do Sở Kế hoạch đầu tư TP HCM cấp.
Giấy phép kinh doanh lữ hành: 79-1953/2024/TCDL-GP LHQT
Copyright © 2020 Tour Bốn Phương. All rights reserved.